Cách bảo quản và sử dụng tam thất tươi

0
2422

Củ tam thất tươi là vị thuốc quý hỗ trợ chữa nhiều bệnh cũng như tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt. Thế nhưng việc bảo quản không đúng cách và lạm dụng dược liệu này không những không mang lại lợi ích mà còn có thể nguy hại đến sức khỏe

Cách bảo quản tam thất tươi

– Để bảo đảm hiệu quả chữa bệnh và an toàn, trước hết, rửa thật nhanh củ tam thất bằng nước đun sôi để nguội vài lần, không cho nước kịp ngấm vào ruột, phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60 độ C (tuyệt đối không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm dược liệu với mỡ gà, rồi phơi sấy khô như một số người đã làm). Khi dùng, mới thái lát hoặc tán bột. Dùng đến đâu làm đến đó vì để nguyên củ thì thời hạn sử dụng có thể kéo dài đến 2 năm; nếu thái lát hoặc tán bột, chỉ bảo quản được trong 6-12 tháng, có thể lâu hơn nếu ngâm bột với mật ong hoặc rượu.

– Bảo quản:  sao chế rồi đậy kín –  cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín (nên dùng ngay)

– Kiêng ky: người huyết hư, không có ứ huyết, phụ nữa có thai.

– Các trường hợp gây hại khi lạm dụng tam thất tươi :

Cách bảo quản và sử dụng tam thất tươi
Cách bảo quản và sử dụng tam thất tươi

Đã có nhiều trương hợp lạm dụng tam thất tươi dẫn tới tiêu chảy, ngứa dị ứng, mất ngủ… Theo Đông y nhân sâm bổ khí, tam thất tán huyết, đều là những vị thuốc quý có nhiều tác dụng như khả năng cải tiến sức khỏe phòng the cho nam giới, tăng chất lượng tinh trùng… Tuy nhiên, không nên dùng tùy tiện, lạm dụng và không đúng cách vì hiệu quả ít, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Nếu dùng tam thất tươi và chế phẩm từ tam thất với liều quá cao hoặc quá dài ngày có thể dẫn đến ngộ độc… khiến thuốc đại bổ trở thành thuốc độc.

Cách sử dụng tam thất

+ Sau khi ăn/uống tam thất tuyệt đối không dùng đồ biển và củ cải. Bởi củ cải và hải sản là đại hạ khí, còn tam thất là đại bổ khí. Hai thứ dùng chung sẽ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người dùng. Các loại đậu đen, nước trà cũng không nên dùng sau khi uống tam thất vì làm giảm tác dụng.

+ Không dùng tam thất vào buổi tối, vì sẽ gây hưng phấn, khó ngủ. Dù là sắc hay hấp cách thủy tam thất với đồi ăn thì cũng không dùng đồ kim loại vì giảm tác dụng của loại dược liệu đại bổ này.

+ Với phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 15 tuổi, tuyệt đối không nên dùng tam thất. Nếu muốn dùng cần có bác sĩ chỉ định và không quá lạm dụng vì có thể ây sảy thai hoặc làm trẻ bị phát dục sớm.

+ Người khỏe mạnh không nên dùng tam thất tươi do có thể gây mất cân bằng cơ thể. Dù là dược liệu bổ, nhưng liều lượng cần do bác sĩ chỉ định tùy cơ địa mỗi người.Tam thất cũng chỉ là một trong nhiều cách tăng cường sức khỏe, sinh lực. Do đó ngoài tẩm bổ, vẫn cần ăn uống hợp lý, tập luyện thường xuyên.

Tam thất được dân gian gọi với cái tên “kim bất hoán” – vàng không đổi được, mô tả sự quý hiếm và nhấn mạnh những công dụng tiên dược của dược liệu này.

Theo khoa học nghiên cứu, tam thất có thể:

– Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm) (Trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi.)

– Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

Xem thêm tại mục Sức Khỏe:

Cách làm và sử dụng tam thất mật ong

>>>>> Trang chủ