Hướng dẫn cách tính điểm trung bình môn bậc THCS, THPT, Đại học

0
186

Đối với các em học sinh, sinh viên điểm số luôn là mối quan tâm hàng đầu vì đây là yếu tố quyết định tới danh hiệu cuối năm. Các em nên tìm hiểu cách tính điểm trung bình môn để xác định môn nào có dấu hiệu đi xuống và cần cải thiện. 

Vì sao cần tính điểm trung bình môn? 

Điểm trung bình môn là yếu tố quan trọng phản ánh quá trình học tập của người học. Nhìn vào điểm số, giáo viên có thể đánh giá khách quan học sinh có hiểu bài hay không. Để tính điểm trung bình môn cả năm, giáo viên sẽ yêu cầu sinh viên làm bài kiểm tra đánh giá theo từng giai đoạn. 

Đặc biệt, với bậc THPT điểm trung bình môn được sử dụng để xét học bạ vào các trường đại học, hoặc xét tuyển du học. Do đó học sinh phải chú ý tới điểm số của từng môn. 

Quy định cách tính điểm trung bình môn 

Việc tính điểm trung bình môn chi áp dụng từ chương trình lớp 6 trở lên. Việc này giúp giáo viên nhận xét, đánh giá định kỳ nhiệm vụ học tập của từng học sinh. Điểm số được tính bằng các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ bằng các hình thức: trắc nghiệm, bài tập thực hành, nghiên cứu. 

Thời gian làm bài thi trắc nghiệm kéo dài từ 5 – 90 phút, bài kiểm tra chuyên môn là 120 phút. Các câu hỏi kiểm tra được xây dựng trên cơ sở ma trận, phù hợp với quy định trong chương trình giáo dục. 

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ bậc THCS, THPT

Đối với môn học được đánh giá bằng điểm số, cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 và học kỳ 2 sử dụng công thức sau:

Công thức tính điểm trung bình môn 
Công thức tính điểm trung bình môn

Trong đó:

TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên 

ĐĐGgk: Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kỳ

ĐĐGck: Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kỳ

ĐĐGtx: Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên

Cách tính điểm trung bình môn cả năm và đánh giá học lực THCS, THPT

Sau khi có được điểm trung bình môn học kỳ 1 và học kỳ 2, học sinh hoàn toàn có thể tự tính điểm trung bình môn cả năm và đánh giá học lực.

Công thức tính điểm 

Điểm trung bình môn cả năm là điểm trung bình cộng của học kỳ 1 và học kỳ 2. Để tính điểm tb cả năm, giáo viên sử dụng công thức: Điểm trung bình môn học kỳ 1 + (điểm trung bình môn học kỳ 2×2) = Kết quả/3.

Ví dụ điểm trung bình môn học kỳ 1 là 6.5 và học kỳ 2 là 7.0. Khi áp dụng công thức trên nhận được kết quả Điểm trung bình cả năm = 6.5 + (7.0 x 2) = 20.5/3 = 6.8.

Giáo viên cần chú ý, điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cả năm là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Phân loại học lực học sinh 

Học lực học sinh được xếp thành 5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu và Kém. Trong đó:

– Loại giỏi: 

Điểm trung bình môn từ 8.0 trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong hai môn Toán, Ngữ văn đạt 8.0 trở lên. Riêng đối với học sinh trường chuyên có thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên. Các điều kiện khác là không môn nào điểm dưới 6.5. Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt (Đ).

– Loại khá: 

Điểm trung bình môn từ 6.5 trở lên,  trong đó điểm trung bình của một trong hai môn Toán, Ngữ văn đạt 6.5 trở lên. Riêng đối với học sinh trường chuyên có thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên. Ngoài ra, không có môn học nào điểm trung bình dưới 5.0. Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt (Đ).

– Loại trung bình:  

Điểm trung bình môn từ 5.0 trở lên,  trong đó điểm trung bình của một trong hai môn Toán, Ngữ văn đạt 5.0 trở lên. Riêng đối với học sinh trường chuyên có thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5.0 trở lên. Ngoài ra, không có môn học nào điểm trung bình dưới 3.5. Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đạt (Đ).

Riêng với trường hợp học lực loại yếu, điểm trung bình các môn từ 3.5 trở lên và không có môn nào điểm trung bình dưới 2.0. Còn học lực loại kém áp dụng cho các trường hợp còn lại. 

Học sinh được làm bài kiểm tra để xếp hạng học lực 
Học sinh được làm bài kiểm tra để xếp hạng học lực

Cách tính điểm trung bình môn hệ Đại học 

Khi bước chân vào cánh cửa đại học, cách tính tb môn sẽ có sự thay đổi. Sinh viên sẽ học theo hình thức tín chỉ, số lượng tín chỉ càng nhiều thì môn đó càng chiếm trọng số cao khi tính điểm trung bình tích lũy. 

Trước tiên các em sinh viên phải nắm rõ cách tính trung bình môn. Thông thường, điểm thành phần môn học ở đại học bao gồm điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ. Điểm quá trình có thể chiếm từ 30% tới 50%, điểm thi cuối kỳ chiếm từ 50% tới 70% trong điểm trung bình môn học. Trong đó, điểm quá trình gồm bài kiểm tra giữa kỳ, điểm bài tiểu luận nhóm, thuyết trình nhóm, điểm chuyên cần. Điểm thi cuối kỳ có thể thi theo hình thức viết tay hoặc làm bài luận. 

Khi có đủ dữ liệu sinh viên có thể tìm cách tính điểm tb cả năm, chẳng hạn điểm giữa kỳ là 7, điểm cuối kỳ là 9 và môn học chia theo tỷ lệ 30% giữa kỳ, 70% cuối kỳ, thì áp dụng công thức tính: 7*30% + 9*70% = 8.4. Vậy thì điểm trung bình môn đó là 8.4. Tỷ lệ mỗi trường một khác nên sinh viên hãy hỏi kỹ giảng viên để có công thức tính điểm chính xác. 

Điểm học phần của các môn được làm tròn đến một chữ số thập phân và được thành điểm chữ từ A đến D như sau:

Điểm A từ 8.0 đến 10: Giỏi

Điểm B từ 6.5 đến 7.9: Khá

Điểm C từ 5.0 đến 6,4: Trung bình

Điểm D từ 3.5 đến 4,9: Yếu

Công thức tính điểm trung bình không quá phức tạp 
Công thức tính điểm trung bình không quá phức tạp

Cách tính điểm trung bình tích lũy theo tín chỉ 

Sau khi đã có điểm trung bình và số tín chỉ của từng môn học, sinh viên có thể tự tính điểm cả năm bằng cách xem công thức sau: 

Môn A: 8.0 – 2 tín chỉ

Môn B: 9.2 – 2 tín chỉ

Môn C: 8.5 – 3 tín chỉ

Môn D: 6.0 – 3 tín chỉ

Cách tính điểm trung bình tích lũy cả học kỳ là: (8.0*2 + 9.2*2 +8.5*3 + 6.0*3)/(2+2+3+3) = 7.79. Vậy 7.79 là điểm trung bình tích lũy cho 4 môn học. Các trường đại học sẽ cập nhật bảng điểm lên hệ thống riêng và tự động tính điểm trung bình chính xác cho sinh viên. Tuy nhiên, các em vẫn nên nắm rõ cách tính này để ước lượng điểm số, đặt mục tiêu nâng cao học lực để đạt xếp loại tốt nghiệp như mong muốn.

Cách xếp loại học lực đại học 

Theo Quy chế đào tạo đại học, sinh viên được xếp loại học lực dựa theo điểm trung bình tích lũy cụ thể như sau: 

Theo thang điểm 4:

  • Từ 3.6 đến 4.0: Loại xuất sắc
  • Từ 3.2 đến cận 3.6: Loại giỏi
  • Từ 2.5 đến cận 3.2: Loại khá
  • Từ 2.0 đến cận 2.5: Loại trung bình
  • Từ 1.0 đến cận 2.0: Loại yếu
  • Dưới 1.0: Loại kém.

Theo thang điểm 10:

  • Từ 9.0 đến 10.0: Loại xuất sắc.
  • Từ 8.0 đến cận 9.0: Loại giỏi.
  • Từ 7.0 đến cận 8.0: Loại khá.
  • Từ 5.0 đến cận 7.0: Loại trung bình.
  • Từ 4.0 đến cận 5.0: Loại yếu.
  • Dưới 4.0: Loại kém.
Học sinh nên chủ động kiểm soát khả năng học tập của mình 
Học sinh nên chủ động kiểm soát khả năng học tập của mình

Gợi ý các ứng dụng tính điểm trung bình môn 

Để tiết kiệm thời gian tính điểm trung bình môn, các em học sinh có thể sử dụng một số phần mềm, công cụ hỗ trợ dưới đây như: 

Ứng dụng kết quả học tập học sinh

Phần mềm này cung cấp cho các em toàn bộ công cụ cần thiết để tính toán điểm số trong quá trình học tập. Các em hoàn toàn có thể tự tính điểm trung bình môn cả năm học qua tính năng có sẵn. Thế mạnh của ứng dụng này là kết quả được lưu trữ vào hệ thống nên các em không cần nhập liệu khi truy cập lần sau. Phần mềm hiện đã có mặt trên nền tảng Android và iOS, học sinh nên tải về để theo dõi tiến trình học tập của mình.

Ứng dụng tính điểm hữu ích cho các em học sinh
Ứng dụng tính điểm hữu ích cho các em học sinh

Ứng dụng kết quả học tập, bảng điểm học sinh Awabe 

Đây là một ứng dụng trên điện thoại có thể lưu trữ và tính toán điểm trung bình theo nhiều hệ số khác nhau. Để tính điểm trung bình tất cả các môn, người dùng chỉ cần thực hiện nhập điểm và hệ số. Toàn bộ điểm số được lưu trữ trong hệ thống rất tiện lợi. Tuy nhiên ứng dụng này chỉ có trên nền tảng Android còn iOS chưa được hỗ trợ.

Ứng dụng Notan 

Notan là công cụ có khả năng tính điểm trung bình môn cả năm với độ chính xác cao. Với những tính năng có sẵn, học có thể dễ dàng tính điểm trung bình theo hệ số nhanh chóng. Đây là ứng dụng hoàn toàn miễn phí trên dùng được trên cả nền tảng Android và IOS, nên bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng sử dụng. 

Ứng dụng tính điểm THPT 

Đối với các bạn học sinh cấp 3 sắp bước vào ngưỡng cửa đại học, đây là phần mềm được nhiều em lựa chọn vì tính tiện dụng của nó. Toàn bộ các tính năng trên phần mềm rất đơn giản và dễ sử dụng nên các em không cần tốn quá nhiều thời gian để làm quen. Ứng dụng này cho phép các em học sinh lưu trữ điểm số, các bài kiểm tra trên đó để tiện theo dõi. 

Nhờ ứng dụng này mà các em kiểm soát được số điểm cũng như khả năng học tập của mình theo từng môn học. Từ những dữ liệu này, các em sẽ thay đổi phương thức học tập để đạt được danh hiệu học lực mà mình đặt ra. 

Ứng dụng tính điểm tốt nghiệp cấp 3 và cấp 2 

Hướng tới đối tượng các em học sinh THCS và THPT nên cách dùng ứng dụng này không quá phức tạp mà rất đơn giản. Công cụ trang bị các tính năng cơ bản để tính toán điểm trung bình môn chính xác, hiệu quả. Nhờ vậy mà các em biết được thực lực của mình đang ở mức độ nào. 

Trên đây là cách tính điểm trung bình môn cho bậc THCS, THPT và Đại học. Các em có thể tự tính học sử dụng một số web tính điểm trung bình môn để tự mình nắm rõ cách tính điểm trung bình tích lũy. Từ đó chủ động kiểm soát tình hình học tập của mình và đạt được được phân loại học lực mong muốn.