Tưng bừng với các lễ hội truyền thống ở Đức

0
4225

Nước Đức bên cạnh một cường quốc kinh tế còn là quốc gia giàu truyền thống văn hoá. Điều này được thể hiện qua lịch sử, nghệ thuật cũng như các lễ hội truyền thống ở Đức. Ngoài ra những hoạt động ngoại giao thì các lễ hội ở Đức cũng góp phần vào bức tranh văn hoá rực rỡ của đất nước này. Ở Đức có các lễ hội truyền thống nào? Những lễ hội truyền thống ở Đức là gì? Có nên tham gia các lễ hội đó không? Hãy cùng du học Halo tìm hiểu những thông tin về các lễ hội truyền thống ở Đức ngay sau đây.

Lễ hội bia - Một trong các lễ hội truyền thống ở Đức
Lễ hội bia – Một trong các lễ hội truyền thống ở Đức

Các lễ hội truyền thống ở Đức

 1. Lễ hội bia Đức Oktoberfest – đặc sắc nhất trong các lễ hội truyền thống của Đức

Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của Đức. Lễ hội bia Oktoberfest diễn ra vào cuối tháng 9 và kết thúc đầu tháng 10. Người dân Đức tổ chức lễ hội để kỉ niệm đám cưới của thái tử Lugwig và công chúa Theresa vào năm 1810. Cho đến nay, lễ hội này là một trong những lễ hội thu hút lượng khách nhiều nhất trong các lễ hội ở Đức. Trung bình một năm lễ hội đón khoảng 6 triệu lượt khách. Hàng triệu lít bia được tiêu thụ.

Truyền thống khai mạc lễ hội bia Oktoberfest có từ năm 1950: Lễ hội bia tháng Mười được khai mạc bằng 12 phát súng chào và sau khi thị trưởng đương nhiệm đóng vòi khui thùng bia đầu tiên. Mở đầu cho lễ hội là cuộc diễu hành của các chủ lều bia. Sau đó là lễ diễu hành lễ phục truyền thống. Vào ngày Chủ Nhật đầu tiên, khoảng 9.000 người mang lễ phục truyền thống đi từ Maximilianeum qua đoạn đường dài 7 km xuyên qua nội thành München đến nơi tổ chức lễ hội.

Lễ hội bia Đức Oktoberfest là lễ hội tưng bừng nhất trong những lễ hội ở Đức. Nó đã trở thành nét văn hoá truyền thống đầy tự hào của dân tộc cũng như trở thành một thói quen của người dân Đức mỗi độ thu về.

Cùng xem những con số ấn tượng về lễ hội bia Oktoberfest tại đây.

2. Lễ giáng sinh ở Đức (Weihnachten) – Lễ hội ý nghĩa nhất tại Đức

Lễ Giáng sinh là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời tại Đức. Lễ diễn ra từ ngày 25-26/12 hàng năm kỉ niệm ngày ra đời của Chúa.

Các phiên chợ giáng sinh được mở từ đầu tháng 12. Chợ giáng sinh thường đông như hội. Vào ngày này, nhà nhà đều trang trí cây thông Noel thật đẹp, thắp nến và trang trí nhà cửa lộng lẫy mừng Chúa giáng trần.

Lễ giáng sinh - Lễ hội truyền thống ở Đức
Lễ giáng sinh – Lễ hội truyền thống ở Đức

Trước giáng sinh bốn tuần, người ta kết 1 vòng vọng với bốn cây nế. giáng sinh là lúc cây nến cuối cùng được thắp sáng. Lịch mua vọng rất phổ biến tại Đức.

Trong giáng sinh, không chỉ tặng quà cho trẻ em, người ta còn tặng qua cho nhau kèm theo lời chúc an lành hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hoá của người Đức. Trong bữa ăn giáng sinh, người ta ăn cá, ngỗng, hạt dẻ rang và cùng cụng ly rượu Gluhwein. Buổi tối mọi người tới nhà thờ cầu nguyện. Trẻ em thì mong chờ quà từ những chiếc tất bên lò sưởi.

3. Lễ phục sinh Ostern – lễ hội truyền thống ở Đức được trẻ em mong chờ

Lễ phục sinh cũng là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Đức. Nó diễn ra vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 4. Người ta tổ chức lễ phục sinh để tưởng niệm ngày chúa trở về từ cõi chết.

Lễ hội phục sinh ở Đức
Lễ hội phục sinh ở Đức

Vào cuối tuần lễ Phục sinh, mọi người thường đốt lửa trại Phục sinh. Ở giữa đống lửa trại là một hình nộm bằng rơm, gọi là Judas, tượng trưng cho kẻ phản bội. Đối với nhiều người thì việc đốt lửa Phục sinh chỉ là một truyền thống vốn có chứ cũng không mang ý nghĩa nhiều về tôn giáo.

Một trong những hoạt động độc đáo trong lễ hội là trứng phục sinh. Vào ngày lễ phục sinh, trẻ em Đức sẽ được tô màu, trang trí những quả trứng thật sặc sỡ. Trứng thường được trang trí với cây và bụi. Những quả trứng bằng sô cô la dành cho trẻ em thường được cho là do thỏ phục sinh giấu đi.

4. Lễ hội Karneval – sặc sỡ nhất trong các lễ hội tại Đức

Lễ hội Karneval diễn ra chính thức tại Köhl vào 11 giờ 11 phút ngày 11 tháng 11 hàng năm. Karneval gồm một buổi ăn mừng và diễu hành trên phố. Hằng năm lễ hội thu hút khoảng 1,7 triệu người.

Khung cảnh lễ hội Karneval tại Đức
Khung cảnh lễ hội Karneval tại Đức

Sở dĩ Karneval là lễ hội sặc sỡ nhất trong các lễ hội truyền thống ở Đức là vì những trang phục hoá trang của người tham gia lễ hội. Đoàn người tham gia mặc những bộ trang phục sặc sỡ, trang điểm mặt nhiều màu sắc. Khung cảnh lễ hội thật rất nhiều sắc màu. Người ta ngồi trên những xe diễu hành và vất bánh, kẹo, đồ chơi xuống đường. Những người đi bộ cũng vậy.

Đoàn diễu hành bắt đầu từ 10 giờ sáng, đi qua các con phố cùng kèn trống và ngựa. Tổng cộng có khoảng 300.000 tấn bánh kẹo, sô cô la và đồ chơi được sử dụng trong lễ hội.

5. Lễ hội bí ngô ở Lugwigsburg – lễ hội bí ngô lớn nhất thế giới

Lễ hội diễn ra tại Lugwigsburg vào tháng 9 đến tháng 12 thu hút hàng tiệu lượt khách tới thăm. Người ta thường phải huy động tới 500 ngàn trái bí ngô thuộc hơn 450 giống khác nhau để phục vụ cho các hoạt động của lễ hội.

Lễ hội bí ngô - Nơi hội tụ những điều phi thường
Lễ hội bí ngô – Nơi hội tụ những điều phi thường

Trong dịp này, một số cuộc thi truyền thống sẽ được tổ chức sôi nổi, tưng bừng, chẳng hạn như cuộc thi quả bí ngô nào nặng nhất. Ngoài ra, người ta còn trang trí bí ngô thành những hình thù độc đáo.

Đực biệt nhất của lễ hội là cuộc đua thuyền bí ngô. Những quả to nhất sẽ được khoét rỗng vừa một người ngồi như một chieefc thuyền và người ta sẽ đua bí ngô như thế.

Lễ hội cũng là dịp để người tham gia thưởng thức rất nhiều món ăn thơm ngon được chế biến từ trái bí ngô như cơm bí ngô risotto, súp, spaghetti, bánh, kẹo làm bằng bí ngô và rượu sâm panh.

Các ngày nghỉ lễ ở Đức

Ngoài các lễ hội tại Đức phổ biến trên, người Đức còn rất nhiều các lễ hội và ngày kỉ niệm khác. Phải kể đến như:

  • Lễ hội ngày thứ hai hoa hồng (tháng 11 đến tháng 2 tại Dusseldorf)
  • Lễ hội ánh sáng Berlin (12.10-23.10)
  • Ngày thứ sáu tuần thánh (thứ 6 trước Chúa nhật Phục sinh)
  • Ngày thứ hai phục sinh (thứ hai sau Chúa nhật Phục sinh)
  • Ngày quốc tế lao động (01.05)
  • Ngày quốc khánh (03.10)
  • Lễ thăng thiên (ngày 39 sau Chúa nhật Phục sinh)
  • Lễ hiện xuống (Thứ hai lễ Chúa thánh thần hiện xuống)
  • Ngày đầu năm mới (01.01 hàng năm)

Với thông tin về các lễ hội truyền thống ở Đức trên đây, hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn mới về văn hóa cũng như nét đặc sắc về Đức. Chúc các bạn vui vẻ!

Hãy liên hệ ngay tới Trung tâm du học uy tín Halo để có những thông tin mới nhất về chương trình tuyển sinh du học Đức 2017

Công ty du học & Đào tạo ngoại ngữ HALO Education

Địa chỉ: Phòng 704, Tòa nhà OCT 3A, Khu đô thị Resco, Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 046 254 2237

Email: contact@halo.edu.vn

Website: https://halo.edu.vn

Xem thêm bài viết:

Thông tin về các lễ hội truyền thống ở Đức sẽ được chúng tôi liên tục cập nhật. Bấm vào đây để được chuyển tới cổng thông tin du học của chúng tôi. https://nganhtonghop.com – Nơi hội tụ những thông tin hữu ích nhất cho bạn.

Bài viết được gắn thẻ:

  • các lễ hội truyền thống ở đức
  • cac le hoi truyen thong o duc